Học lái xe cũng không khó như mình nghĩ

Học lái xe cũng không khó như mình nghĩ:

Mình có nhu cầu học lái xe ô tô để tham gia thi bằng lái xe b2. Lúc bắt đầu đăng ký học mình cảm thấy rất áp lực vì lý do liệu mình có học lái xe ô tô được không. Mình thật sự rất lo lắng, Nhưng sau khi đi học mình đã được giảng dạy về quy trình cấu tạo và khởi động xe mình đã hiểu hơn rất nhiều, và càng dần mình càng được làm quen với xe. Mình trở nên tự tin hơn rất nhiều trên con đường học lái xe của mình. Nghĩ lại lúc mới bắt đầu học lái xe mình cảm thấy rất khó và lo lắng nhưng giờ mình cảm thấy là học lái xe cũng không khó như mình nghĩ.



Để lái được xe một cách nhanh nhất và an toàn nhất bạn cần để ý đến cấu tạo về động cơ và quy trình khởi động của xe như thế nào . Ví dụ nếu chúng ta học lái xe ô tô số sàn chúng ta cần chú tâm đến việc bắt đầu ngồi vào lái chúng ta sẽ phải như thế nào, mở khóa và khởi động ra sao, sau đó bắt đầu để xuất phát thì chúng ta nên làm gì. Mình sẽ chia sẻ về quy trình học lái xe ô tô số sàn mà mình đã biết cho các bạn cùng tham khảo nha.


HƯỚNG DẪN HỌC LÁI XE Ô TÔ SỐ SÀN.


Hướng dẫn khởi động xe ô tô số sàn, nhịp nhàng côn ra ga vào
Với các loại xe ô tô số sàn, cần lưu ý trước khi bật khoá khởi động, cần số phải được chuyển về vị trí trung gian (số 0) và côn được nhả hoàn toàn. Trường hợp bắt đầu khởi động vào buổi sáng thì nên để cho động cơ nổ ở chế độ chờ khoảng 1 phút trước khi vận hành vì sau khoảng thời gian dài không vận hành, phần lớn dầu xe đã lắng xuống phía dưới động cơ, hệ thống xi lanh và buồng đốt lúc này gần như chỉ còn một lớp dầu mỏng bám trên bề mặt, vận hành ngay sẽ khiến động cơ dễ bị ăn mòn và hư hỏng.
Sơ đồ chuyển số tùy thuộc vào từng loại xe. Tuy nhiên sơ đồ này thường được vẽ ngay trên cần nắm số. Để việc chuyển số thuần thục mà không cần phải nhìn xuống cần số, bạn nên luyện kỹ năng này bằng cách: Để chìa khóa ở vị trí tắt, thực hành việc chuyển số (kết hợp với chân côn), mắt không nhìn cần số.
Để chuyển số với xe ô tô số sàn, côn phải được cắt hoàn toàn, có nghĩa chân côn phải đạp hết. Thực tế cho thấy, rất nhiều trường hợp sẽ cảm thấy việc vào số rất nặng và khó nhọc do chân côn của xe chưa đạp hết tầm. Khi nhả côn để xe chuyển động, phải phối hợp nhịp nhàng giữa chân ga và chân côn để việc chuyển số diễn ra êm ái. Chỉ khi thực hiện đúng thao tác “côn ra ga vào” (giảm ga và cắt côn nhanh – sang số – nhả côn từ từ kết hợp tăng ga), côn mới không bị mài, máy mới khoẻ 
Học lái xe số sàn có nhược điểm so với số tự động là ở chân côn nhưng cũng lại có ưu điểm hơn xe số tự động cũng là nhờ chân côn, bạn hãy sử dụng nó nhiều hơn nếu không nó sẽ chẳng phát huy được ưu điểm của nó. Chỉ đạp chân côn khi thay đổi số là chưa tận dụng được ưu thế của nó. Khi chạy đường xấu bạn nên cắt côn tùy lúc để xe tránh bị giằng – giật. Khi vượt chướng ngại vật trong phố chỗ đông người bạn nên rà côn cho an toàn.

2. Cách dùng phanh đúng cách khi lái xe ô tô số sàn
Các chuyên gia kỹ thuật ôtô cho hay, khi xe đã chuyển bánh và việc chuyển số hoàn tất, hãy bỏ hoàn toàn chân ra khỏi chân côn. Nếu cứ giữ chân trên chân côn (thói quen này thường ở thời gian đầu của người mới lái xe) sẽ làm giảm tuổi thọ của các lá côn. Đặc biệt khi phanh, tránh đạp côn sớm trước khi xe chuẩn bị dừng; lái xe cần dạp phanh trước, sau đó mới đạp côn. Tương tự khi vào cua, lái xe không đạp côn và đảm bảo số phù hợp tốc độ, tránh xe chết máy hoặc gằn máy.
Trong quá trình học lái xe ô tô và vận hành trên đường, chúng ta có thể sử dụng hoặc phanh chân, hoặc phanh tay để thực hiện đềpa ngang dốc. Tuy nhiên lái xe cần lưu ý phanh tay không được thiết kế để dừng xe khi đang chạy, mà chỉ giữ xe đứng yên khi đã dừng. Vì vậy, nếu xe tụt dốc mà chỉ kéo phanh tay là một sai lầm nguy hiểm. Ngược lại, nếu vô tình quên không nhả hết phanh tay (do nhả không dứt khoát), phanh sẽ bị mòn và nguy hiểm hơn là nhiệt phát sinh có thể làm sôi dầu phanh dẫn đến hậu quả là phanh mất tác dụng.
3. Hướng dẫn sử dụng số sàn khi lái xe ô tô đoạn đường dốc
Sai lầm dẫn đến tụt dốc khi đề-pa:
Điều sai lầm dẫn đến các tài xế bị tụt dốc lúc đề pa là quá trình nhả côn:
– Không điều khiển đc chân côn dẫn đến nhả côn quá tầm dẫn đến chết máy.
– Trước khi nhả côn, phải ga thốc lên tầm vòng tua máy 1.500-2.000 vòng/phút nhưng trong quá trình nhả côn lại không giữ đều chân ga khiến đầu xe sẽ không ngóc lên được.
– Khi nhả côn, đầu xe chưa ngóc lên đã cắt phanh tay, khả năng tụt dốc là 95%, bạn vẫn chỉ có thể cứu bạn nếu nhả thêm chút côn và ga thốc lên.
– Sau khi cắt phanh tay, không giữ nguyên chân côn, chân ga lúc bắt đầu cắt phanh tay. Khả năng tụt dốc là 98%, 2% cho bạn bình tĩnh đạp côn, phối hợp với phanh và kéo phanh tay để thực hiện lại cú đề-pa.
Tóm lại trong quá trình từ lúc bắt đầu thực hiện cú đề-pa ngoạn mục của bạn thì tay phải của bạn luôn cầm lấy cái phanh tay và hãy thật bình tĩnh. Đối với những xe máy còn ngon có thể đề-pa như sau mà không cần kéo phanh tay:
– Đạp côn với phanh để dừng trên dốc.
– Khi đi, bạn hơi nhả côn thật từ từ, khi thấy xe rung rung lên, chuyển chân phanh sang chân ga, ga thốc lên, đảm bảo lên dốc 100%. Cách này chỉ dùng cho thời gian đỗ xe ngắn, nếu không sẽ xảy tình trạng mỏi chân.
Đề-pa lên dốc khi đường tắc đường:
Nếu dùng theo cách như lúc học lái xe ô tô là dùng “côn – phanh tay – ga” hoặc “côn – phanh chân – ga” liên tục khi tắc đường trên dốc sẽ khiến bạn vã mồ hôi, chân tay bạn mỏi nhừ. Để depa lên dốc liên tục khi bị tắc đường ở dốc, bạn cần phải luyện thêm thật nhuần nhuyễn “côn – ga”, để có thể giữ xe đứng trên dốc chỉ bằng côn – ga nghĩa là âm côn và mớm ga vừa phải để xe đứng tại dốc, nếu xe có hiện tượng lùi bạn nên thêm chút ga, nếu xe hơi nhích bạn giảm chút ga.

>>>> Có thể bạn quan tâm 

Tag: bổ túc lái xe, bổ túc tay lái tại hà nội, học lái xe giá rẻ tại hà nội, học lái xe chuyên nghiệp. bổ túc lái xe giá rẻ, bổ túc lái xe giá rẻ.

Mọi thông tin xin liên hệ

TRUNG TÂM DẠY LÁI XE SỐ SÀN VÀ SỐ TỰ ĐỘNG

VP1: Phòng 1114, Tòa nhà CT.A 789 Bộ Quốc Phòng,Nhân Mỹ, Mỹ Đình, Hà Nội 
VP2: Phòng 601, Tòa nhà C1+C2 ngõ 106 Lê Trọng Tấn, Thanh Xuân Hà Nội

ĐIỆN THOẠI : 0965.292.759




Share on Google Plus

About Unknown

This is a short description in the author block about the author. You edit it by entering text in the "Biographical Info" field in the user admin panel.
    Blogger Comment
    Facebook Comment

0 nhận xét :

Đăng nhận xét